Tìm hiểu về hệ thống chiếu sáng trên ô tô
- Hệ thống chiếu sáng trên ô tô
Trên ô tô sẽ có 2 loại đèn chiếu sáng, đó là các loại đèn chiếu sáng bên ngoài xe ô tô và các loại đèn chiếu sáng bên trong xe ô tô.
Hệ thống chiếu sáng trên ô tô được tích hợp phía trước, phía sau, hai bên và phía trong xe giúp tài xế quan sát rõ đường đi. Không chỉ vậy, hệ thống này còn cho phép phương tiện xung quanh và người đi bộ nhận biết sự hiện diện của xe cũng như phán đoán được hướng di chuyển của tài xế.
Hệ thống chiếu sáng trên ô tô được phân loại theo các mục đích gồm chiếu sáng, tín hiệu và thông báo. Ví dụ, các loại đèn pha ô tô được dùng để chiếu sáng, đèn xi – nhan đưa ra các tín hiệu báo rẽ và đèn hậu ô tô thông báo sự hiện diện của xe.
Ngoài hệ thống chiếu sáng cơ bản, tùy vào từng loại xe và từng thị trường mà nhà sản xuất sẽ trang bị thêm các hệ thống đèn với chức năng khác nhau.
- Hệ thống đèn chiếu sáng bên ngoài ô tô
- Hệ thống đèn đầu xe:
Hình 1: Hệ thống đèn bên ngoài xe ô tô
- Đèn pha: Sử dụng chủ yếu khi điều khiển xe về đêm, đèn pha giúp tăng tầm nhìn xa. Đèn pha ô tô có hai chế độ: “cos” là chiếu sáng gần (50m – 75m) và “pha” là chiếu sáng xa (180m – 250m). Ở chế độ cos giúp làm sáng phía gần đầu xe ô tô, còn chế độ pha là chế độ đèn chiếu xa hơn tầm nhìn khi lái, thường gây ra chói mắt với xe đi đối diện.
Hình 1.2: Đèn pha và cos của ô tô
- Đèn DRL (Daytime Running Light): Đèn chạy ban ngày DRL là một dãy đèn LED lắp ở đầu xe, có thể ở cụm đèn pha hoặc phía trên đèn sương mù. Mục đích của loại đèn này không phải để giúp người lái thấy đường mà để người đi bộ, phương tiện đi ngược chiều nhận biết xe từ xa.
Hình 1.3: Đèn DRL (đèn chạy ban ngày).
- Đèn sương mù (đèn gầm) : Được bố trí cả trước và sau xe. Đèn sương mù phía trước có chùm sáng rộng, tia mảnh nhưng rõ nét và có sắc vàng hoặc trắng tùy từng loại xe. Đèn sương mù giúp tăng khả năng chiếu sáng khi tài xế phải di chuyển với tốc độ thấp trong điều kiện tầm nhìn kém do mưa, sương mù, bụi hoặc tuyết.
Hình1.4: Đèn sương mù (phía trước)
- Hệ thống đèn sau xe:
- Đèn hậu:Sử dụng vào đường hầm hay vào ban đêm, có nhiệm vụ cảnh báo cho xe sau biết về sự hiện diện của xe. Khi đèn pha được bật thì đèn hậu cũng tự động được bật cùng lúc.
- Đèn phanh:Khi bạn đạp phanh thì đèn sẽ sáng, đây cũng là tín hiệu thông báo. Thường thì đèn phanh sẽ được lắp chung vỏ với đèn hậu và sẽ phát ra ánh sáng mạnh hơn.
- Đèn kích thước:Hay có tên gọi khác là đèn vị trí, chúng có nhiệm vụ báo cho người cùng lưu thông biết vị trí cũng như kích thước xe của bạn vào ban đêm.
Hình 1.5: Đèn hậu xe ô tô
- Đèn biển số:Một số mẫu xe được trang bị thêm đèn biển số. Loại đèn này sẽ giúp các phương tiện phía sau và lực lượng chức năng dễ dàng quan sát biển số trong điều kiện ánh sáng thấp.
Hình 1.6: Đèn soi biển số
- Hệ thống đèn cảnh báo:
- Đèn xi nhan:Khi xe cần đổi hướng, rẽ trái/ phải thì người lái tác động để điều khiển đèn xi nhan phát sáng, giúp cho người tham gia giao thông cùng nhận biết.
Hình 1.6: Đèn xi nhan phía trước và phía sau của ô tô
- Đèn lùi:Khi đèn phát sáng cũng có nghĩa là nó đang báo hiệu xe đang lùi, và đèn này cũng sáng vào ban đêm.
- Đèn cảnh báo nguy hiểm:được dùng khi bạn đỗ xe khẩn cấp.
- Hệ thống chiếu sáng bên trong
- Các loại đèn LED được thiết kế tại nhiều vị trí khác nhau trong khoang nội thất. Đặc biệt, với khả năng chiếu sáng tập trung và ưu việt, đèn LED thường được lắp đặt trên bề mặt bảng điều khiển hay trong cabin của xe.
- Đèn chiếu sáng trên mặt bảng Taplo cho phép người lái dễ dàng theo dõi và quan sát các thông số khi xe đang vận hành. Đèn chiếu sáng bảng Taplo sẽ mở lên khi công tắc đèn pha được bật lên nấc 1.
- Ngoài ra, đèn trần xe với 3 chế độ On (Bật), Off (Tắt) và Door (Tự động bật khi cửa xe mở) giúp tài xế và hành khách quan sát rõ khoang cabin khi trời tối.
- Trong trường hợp muốn thay thế hệ thống chiếu sáng, loại đèn mới cần phải đạt tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật. Điều này vừa giúp người lái có tầm nhìn tốt vừa không làm ảnh hưởng tới các phương tiện khác.