3 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐỘ ĐÈN CHO Ô TÔ

Hiện tại, trên thị trường có 4 loại bóng đèn chính: bóng Halogen, bóng cường độ sáng cao như bóng Xenon, bóng LED, và công nghệ mới nhất là bóng Laser, công nghệ càng mới thì cường độ ánh sáng cho ra càng mạnh. Bạn có an tâm khi đăng kiểm, tự tin lưu thông trên đừng mà không lo bị phạt nếu lắp ráp như đúng tiêu chuẩn được đề ra?
Thông thường, đèn zin của các nhà sản xuất ô tô cho ra ánh sáng rất yếu ớt, làm cản trở tầm nhìn của người lái nên chủ xe thường lựa chọn độ đèn để tăng sáng cho xe. Nhưng gần đây, cục đăng kiểm Việt Nam vừa có văn bảng nhằm hạn chế, xử phạt những người độ chế đèn sai quy định gây hoang mang cho giới ô tô. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách thức độ đèn hợp pháp, đảm bảo xe đủ điều kiện đăng kiểm cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng ôtô khi lưu thông trên đường.
– Thông số đầu tiên mà bạn cần chú ý là cường độ ánh sáng. Tùy theo từng loại bóng mà chúng sẽ cho ra cường độ sáng khác nhau, ánh sáng càng mạnh thì càng giúp người dùng dễ dàng quan sát.
– Ở loại đèn độ thông dụng như Xenon và LED, độ sáng sẽ từ 3000 – 4000 lumens/ bóng, người dùng cần đảm bảo cường độ ánh sáng đạt được trong khoảng này để đảm bảo đủ sáng khi lưu thông.

– Khi tiến hành độ đèn người dùng cần đảm bảo chỉ độ theo phạm vi thiết kế của nhà sản xuất, không thực hiện độ, gắn thêm đèn bên ngoài. Đèn thiết kế của nhà sản xuất thông thường có 3 loại đèn: đèn pha, đèn gầm (đèn sường mù) và đèn tín hiệu phía sau (bao gồm đèn lùi, đèn stop, đèn xi nhan).

– Người dùng chỉ nên độ 3 loại đèn này để đảm bảo an toàn khi sử dụng, không nên gắn, độ chế thêm vừa dễ vi phạm, vừa không đảm bảo an toàn, dễ xảy ra chập cháy khi đi dây không đảm bảo kỹ thuật.

– Đối với các loại đèn trang trí như led mí, vòng mắt quỷ, angle eye thì cũng chỉ nên độ các loại gắn trong chóa đèn. Những loại này vừa đảm bảo an toàn về chống nước, đi dây điện kín vừa có cường độ ánh sáng phù hợp, không bị xếp vào những loại đèn sáng cường độ cao như trong 6688 DKVN-VAR

– Tất cả các đèn pha xe dù xe rẻ hay đắt tiền, công nghệ mới hay cũ đều cần phải đảm bảo gom sáng và cắt sáng. Thông số này giúp cho ánh sáng luôn được định hướng, không tản sáng gây lóa, chói mắt cho người đi đường.
– Khi ánh sáng không được gom và cắt ngang rõ ràng thì sẽ gây lóa, chói mắt phương tiện đối diện làm phương tiện gặp khó khăn trong việc định hướng đi, làn xe và hậu quả là dễ gây ra tai nạn. Vì vậy khi độ đèn chiếu sáng cho xe cần phải canh chỉnh kỹ càng để đảm bảo tiêu chí này.Ngoài ra các bác tài cũng nên đảm bảo ý thức sử dụng đèn khi tham gia giao thông. Sử dụng các chế độ đèn chiếu gần, đèn pha đúng lúc, đúng chỗ để đảm bảo an toàn cho chính bạn và phương tiện di chuyển trên đường.